Đạo vào đời (Engaged Buddhism)
ĐẠO VÀO ĐỜI
Phật Giáo có một kho tàng trí tuệ rộng lớn và quí vô cùng, càng ngày càng mênh mông và phong phú. Là Phật Tử, nếu ta biết quá ít Phật Giáo, hoặc nếu ta biết sai lạc, thì ta bị thiệt thòi như một học sinh mẫu giáo không chịu tinh tấn để lên lớp, thành ra nó ở lại lớp suốt cả đời. Nó tưởng ở lại lớp là hạnh phúc, nhưng nó đâu biết rằng có những hạnh phúc cao hơn trong lớp 1, 2, 3, v.v. mà nó không có. Mặc khác, nếu ta biết tương đối nhiều Phật Giáo, nhưng ta không vận dụng được Phật Giáo vào đời sống hàng ngày (24/7) thì ta cũng không hơn gì người chẳng biết chút gì về Phật Giáo. Không vận dụng giáo pháp của Đức Phật vào đời sống thì cũng giống như học sinh học để mà học chứ không phải học để có kiến thức mà đi làm nuôi mình, nuôi gia đình, và giúp đời.

Vận dụng đạo vào đời có muôn vàn cách, muôn vàn vẻ, nhưng tựu chung là luôn giữ tâm ý trong sạch, nên làm vô số điều thiện, và đừng làm bất cứ điều ác nào. Chẳng hạn như:
  1. Đi chùa
  2. Biết ơn Phật, Tổ, Tăng Ni, Cư Sĩ đã phát triển, bảo vệ và trao truyền Tam Bảo tới đời này và những thế hệ sau.
  3. Mang Phật Pháp tới gia đình, gia tộc và người chung quanh.
  4. Thờ cúng tổ tiên.
  5. Có hiếu với cha mẹ.
  6. Đừng có cười cợt khi người khác đau khổ.
  7. Khi đậu xe, đừng dành chỗ tốt nhất cho mình. Nghĩ tới người tới sau. Dành chỗ tốt hoặc tiện lợi cho người tới sau.
  8. Ở trong hay ở ngoài chùa, khi thấy rác thì nhặt bỏ vào thùng. Khi thấy lon soda, thì bỏ vào thùng để tái chế biến. Nếu thùng tái chế biến không có, thì ta mang lon đó về nhà để đợi dịp mang tới chỗ tái chế biến.
  9. Đóng góp giúp Nhật phục hồi sau cơn động đất, sóng thần, và tai nạn lò phát điện nguyên tử.
  10. Đừng dành phần hơn cho mình. Đừng dành thêm khi mình đã có đủ.
  11. Để ý tới hơi thở. Khi cái tham, sân, và si xảy ra, ta để ý tới hơi thở.
  12. Sám hối thường xuyên.
  13. Cám ơn thường xuyên.
  14. Đừng làm hại muôn loài (động vật, thực vật) khi không thật sự cần thiết. Đừng câu cá, săn bắn để giải trí.
  15. Nên ăn chay càng nhiều càng tốt.
  16. Đừng làm hại môi trường khi không thật sự cần thiết.
  17. Tiết kiệm điện tối đa. Tiết kiệm xăng tối đa. Chỉ lái xe khi có nhu cầu thiết thực.
  18. Đừng phung phí tài sản của tha nhân.
  19. Giữ gìn sức khỏe. Đừng tiêu thụ vào cơ thể những thứ mình không thật sự cần.
  20. Mang, tỏa niềm vui, hạnh phúc tới gia đình mình, họ hàng, và những nơi mình cộng nghiệp.
  21. Nghiên cứu và nghiền ngẫm lịch sử.
  22. Học, nghiên cứu và áp dụng khoa học vào mọi lãnh vực trong đời sống.
  23. Nói thật. Thà im lặng chứ không nói dối.
  24. Khi ta sắp sửa hay đang nói dối (nói thêu dệt), ta để ý tới hơi thở.
  25. Cái răng cái tóc là gốc con người. Chúng ta nên tỉnh thức để bảo vệ răng của mình và con cháu mình. Trừ phi mình thật sự biết cách chăm sóc răng của mình và con cháu mình, nên đi nha sĩ định kỳ để khám và rửa răng. Đừng đợi răng đau mới đi nha sĩ. (Ngạn ngữ VN: Mất bò mới đi làm chuồng).
  26. Giữ cho răng sạch và bền lâu. Sau mỗi bữa ăn, nên đánh răng ngay. Đừng đợi.
  27. Đừng đòi hỏi gia đình mình và tha nhân (người, cơ quan, xã hội) phải làm gì cho mình, mà phải hỏi là mình đã làm gì cho gia đình mình và cho tha nhân.
  28. Làm vô số điều thiện cho gia đình mình và cho tha nhân nhưng đừng mong người nhận ơn sẽ trả ơn.
  29. Tôn trọng và bảo vệ quyền tự do phát biểu của tất cả mọi người. Khi thấy bất công, thì mình sẽ tích cực tham gia tìm cách tháo gỡ bất công.
  30. Nhớ Lời Di Chúc Của Vua Trần Nhân Tông:

    Một tấc đất của Tiền nhân để lại,
    cũng không được để lọt vào tay kẻ khác.


  31. Luyện võ Vovinam

 
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật Đạo

May the merit of this work
Be shared with all beings
So that we
May all attain Complete Enligtenment