Kiên trì và tinh tấn bám sát con đường Đấng
Từ Phụ đã đi. Qua những thời kinh nhật tụng,
chúng ta thường chỉ thấy Phật ngồi Phật nằm mà
quên rằng, gần nửa thế kỷ trụ thế, Phật là một
kẻ lữ hành, luôn luôn lên đường. Phật đích thân
đến với quần chúng chứ không ngồi đợi quần
chúng tìm đến Phật. Phật tìm đến quần chúng
để được quần chúng bố thí thức ăn quần áo
thuốc thang, và để tạo cơ duyên cho Phật và thánh
chúng bố thí giáo pháp lại cho quần chúng. Nhờ
tinh thần có qua có lại tiên khởi đó mà đạo tràng
chùa chiền tự viện mới không trở thành những hải
đảo xa lánh hồng trần và các Trưởng Tử Như Lai
không hành xử như những chủ quán, ngồi một chỗ
chờ khách hàng tới để thù tiếp mà kiếm lợi,
hay như những người lính đứng trong pháo đài
lâu lâu lại kêu lên Pháp Nạn! Pháp Nạn! Đó là
bài học đầu tiên chúng ta cần suy gẫm để rút
tỉa hệ luận cho Phật sự.
Trích: "Thư ngỏ của Sa môn Thích Mãn Giác gửi chư vị tham dự khóa hội thảo Cơ duyên và Thử thách của Phật giáo thế giới và Phật giáo Việt Nam”. Trong thư Thầy đã viết về tinh thần nhập thế cần thiết của người Phật tử.
CON ÐƯỜNG HÀNH ÐỘNG “HÀNH VÔ HÀNH” CỦA PHẬT GIÁO: "NIẾT BÀN CHÍNH LÀ CON ÐƯỜNG DẪN ÐẾN NIẾT BÀN”. “Khi mình làm điều gì tốt thì điều ấy trở về lại với mình, vì khi mình nghĩ thế nào thì mình trở nên thế ấy và ta là những gì ta đã làm cho chính ta, bằng những hành động “tốt” hay “xấu” (then the good we do comes back to us, for as we think so we become, and we are what we have made ourselves, by action “good” or “bad" (trang 77); “tất cả những gì ta làm đều tác động đến tất cả mọi kẻ khác và thực ra cả toàn diện vũ trụ, và những hành vi tốt và những hành vi xấu của ta đều có ảnh hưởng đến ngay cả một sinh vật nhỏ nhoi nhứt trên đời (all that we do affects all others, and indeed the whole universe, and our good deeds and evil deeds have influence on the smallest thing that lives” (trang 77). ... “Thực thế, tư tưởng Phật Giáo căn bản chủ trương rằng Niết Bàn chỉ là một và không khác nhau, đó chỉ là hai khía cạnh của một Thực tại nhưng đó thực ra chỉ là một chân lý nằm trên bình diện Giác Ngộ. Nhưng khi chưa Giác Ngộ thì cũng có lý mà nói rằng tất cả những gì ta có thể biết được nhiều nhất về Niết Bàn chính là Con Ðường đưa dẫn đến đó, và vì thế điều khôn ngoan là hãy bước lên con đường ấy. Chúng ta hãy tiếp tục bước tới” (“Meanwhile, it is right to say that the most we can know of Nirvana is the way to it, and it is therefore wisdom to tread that way. Let us walk on” (trang 23)). Ðó là bài học lớn nhất mà Christmas Humphreys đã dạy cho chúng ta: chúng ta chưa giác ngộ và chúng ta chưa biết giác ngộ là gì, nhưng chúng ta đã học biết được Con Ðường đưa đến Giác Ngộ mà Ðức Phật đã để lại cho chúng ta. Chúng ta chỉ cần cất bước lên đường và tiếp tục bước tới mãi. Let us walk on! Và cả sự nghiệp hoằng pháp của Christmas Humphreys đã thể hiện toàn câu nói trên; tám mươi hai năm trên đời là con đường kiên trì liên tục hướng thẳng vào một ngôi sao độc nhất của đời người. Sự GIÁC NGỘ. Chỉ nội ý chí kiên cường kiên trì ấy của Christmas Humphreys cũng đáng cho chúng ta cúi đầu kính cảm. Ðang lúc tôi viết những dòng chữ cuối nơi đây, tôi có cảm tưởng đang nghe bước chân của Christmas Humphreys đang bước đi vui sướng thong dong trên một cõi vô hình khác đưa dẫn tới Niết Bàn. Let us walk on!... Trích: http://buddhismtoday.com/viet/triet/phamcongthien_trithucphuongTay.htm Nghe pháp thoại (phép tu): Một phương pháp thực tập. Nghe không phải để chất chứa kiến thức Phật Pháp mà là để có cơ hội cho những hạt giống tuệ giác và từ bi có sẵn trong tâm thức được tưới tẩm và những khó khăn bức xúc được tháo gỡ và tan rã. Muốn nghe như thế thì không được sử dụng trí năng so sánh và phê phán mà cứ để cho những lời pháp thấm vào đất tâm - "mưa xuân nhẹ hạt đất tâm ướt, hạt đậu năm xưa hé miệng cười" - để giúp cho những hạt giống tốt trong ấy được có cơ hội tưới tẩm và nẩy mầm. Trí năng so sánh được ví như một tấm ni-lông được giăng ra để hứng nước mưa và vì vậy không cho nước mưa thấm được vào lòng đất. Nghe pháp thoại, hành giả cũng ngồi trong tư thế kiết già và buông thư như trong giờ thiền ngồi vậy. ... Nói pháp thoại (phép tu): Một phép thực tập của những vị giáo thọ và giáo thọ tập sự. Nói pháp thoại đây không có nghĩa suông là giảng dạy Phật Pháp mà là quán chiếu căn cơ của thính chúng và cống hiến những giáo lý và phương pháp thực tập thích hợp để giúp cho thính chúng ấy tiếp nhận được cách thức tháo gỡ những khó khăn nội tâm và hoàn cảnh của họ. Một bài pháp thoại chỉ trình bày những kiến thức Phật Pháp có tính cách lý thuyết không có tính cách thực tiễn và khế cơ thì không được công nhận là một bài pháp thoại đích thực. Người nói pháp thoại phải nói trên căn bản từ bi mà không nói trên căn bản phô trương cái ngã của mình. Trích: Từ điển Làng Mai, http://www.langmai.org - Nhân chuyến về Việt Nam lần thứ hai và dịp xuân mới Đinh Hợi, Thiền sư có gửi gắm gì đến Tăng Ni, Phật tử cũng như đối với người dân Việt Nam nói chung? - - Thiền sư Nhất Hạnh: Đạo Phật Việt Nam là một di sản quý báu của đất nước Việt Nam. Nếu ta hiện đại hóa được đạo Phật Việt Nam, không những chúng ta có thể phụng sự cho dân tộc và đất nước mà còn phụng sự được cho thế giới. Ta hiện có đủ điều kiện để làm việc ấy; và đó là công trình tu tập của chúng ta trong những thập niên mới. Kỹ thuật, công nghệ và kinh tế đang đi tới bằng những đôi hài bảy dặm. Đạo Bụt không làm mới lại thì không thể nào theo nổi, và không làm thỏa mãn được những nhu yếu tinh thần cho thời đại mới. Trong chuyến về này, tôi mong sẽ có dịp đàm đạo với chư vị đạo bạn trong hai giới xuất gia và tại gia về viễn tượng này. Cúng ta có rất nhiều cơ hội để thành công.
Trích: PHỎNG VẤN THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH về chuyến hoằng hoá tại quê nhà lần thứ 2 In the U.S., the connection between Buddhism and social action is not readily understood. Many Americans perceive Buddhism as a philosophy that regards this world as transitory and unimportant; in this country, the most widely disseminated kind of Buddhism is a stripped-down version of Theravada practice with a strong emphasis on ritual supplemented by meditations on meta, or loving-kindness. Said Nhat Hanh: "Meditation is to get insight, to get understanding and compassion, and when you have them, you are compelled to act. The Buddha, after enlightenment, went out to help people. Meditation is not to avoid society; it is to look deep to have the kind of insight you need to take action. To think that it is just to sit down and enjoy the calm and peace, is wrong."
Trích: Burma's Monks: Already a Success
Trước đó một số người có dụng ý xấu tung tin: ... Thầy cười: Thưa không, làng Mai không bao giờ cải chính hay tranh luận, thanh minh; đã có nhiều chuyện đồn thổi, bịa đặt, dựng chuyện không hề có thật, chúng tôi bỏ qua, bận tâm làm gì. Với thời gian sự thật luôn sáng tỏ.
Trích: Lên đường! Bộ phim Đường Xưa Mây Trắng, Thiên Tín Có nhiều quan niệm, định kiến được số rất đông chấp nhận, coi là chân lý từ lâu đời vẫn chỉ là tà thuyết, là lầm lỡ và lầm lẫn của con người, ta không theo.
Trích: Lên đường! Bộ phim Đường Xưa Mây Trắng, Thiên Tín Phù Sa : Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, mình muốn chấm dứt mà họ không chịu chấm dứt thì sao? Thiền Sư : Mình cứ chấm dứt trước đi. Mình phải giữ giới thật sự. Không viết và không nói những lời có công dụng trừng phạt, lên án, buộc tội, bêu xấu. Không nghe, không đọc những lời chửi bới, bêu xấu. Đừng nghe đài ấy, đừng đọc báo ấy. Tại vì mình đọc cho nên họ được dịp chửi bới. Nên tẩy chay những tờ báo và những đài phát thanh chuyên môn chửi bới. Nói mà không có người nghe, thì họ sẽ ngừng nói. Viết mà không có người đọc, thì họ sẽ ngừng viết. Chính vì mình cứ nghe và cứ đọc cho nên họ còn viết còn nói. Mình hãy để thì giờ thực tập xây dựng tình huynh đệ và độ đời. Giới luật của đức Thế Tôn là chỉ nói những lời ái ngữ. Hãy dùng giới luật để chấm dứt khổ đau và chấm dứt chiến tranh. Những người chuyên chửi bới ấy thường là những người đang bị bế tắc, đang bị giam hãm trong ngục tù quá khứ. Phải giúp họ buông bỏ quá khứ để có thể sống trong hiện tại và vươn về tương lai.
Trích: ĐỪNG NGHE ĐÀI ẤY, ĐỪNG ĐỌC BÁO ẤY Chúng ta tu không phải là để cho riêng chúng ta, chúng ta tu là tu luôn cho tổ tiên, gia đình và con em chúng ta. Chúng ta cũng tu cho mọi người trong xã hội. Xã hội có thêm một người tu hạnh phúc thì phẩm chất đời sống của xã hội đã được nâng cao thêm.
Trích: Sư Ông Làng Mai Những gì chúng ta làm cho đạo pháp là làm cho dân tộc, những gì chúng ta làm cho dân tộc là làm cho đạo pháp vì đạo pháp gắn liền với dân tộc.
Lời dạy của cố đại lão HT Thích Trí Thủ Hoằng pháp là công việc hàng ngày của tất cả những người thực hiện nếp sống xuất gia phạm hạnh. Đức Thế Tôn từng khuyến khích rằng: "Hỡi các Tỳ kheo!… Các ông hãy đi, nhưng đừng đi hai người cùng một hướng, hãy đi mỗi người mỗi ngả, hãy truyền bá Chánh pháp. Này các Tỳ kheo, Chánh pháp toàn thiện ở phần đầu, phần giữa cũng như phần cuối, cả trong ý tứ và lời văn. Hãy tuyên bố về cuộc sống toàn thiện và thanh tịnh… Chính Như Lai cũng đi, Như Lai cũng sẽ đi về hướng Uruvela (Ưu Lâu Tần Loa) ở Sanànigàna để hoằng dương Chánh pháp. Hãy phất lên ngọn cờ của bậc thiện trí, hãy truyền dạy giáo pháp cao siêu, hãy mang lại sự tốt đẹp cho người khác; được vậy, là các ông đã hoàn tất nhiệm vụ" (Mahavagga - Đại phẩm 19, 20).
Trích: Suy nghĩ về trách vụ của một vị trụ trì, Nhật Huy
Có những giây phút chỉ xảy đến
Trích: Sư Ông Làng Mai Chúng ta đừng đợi đến có chiến tranh rồi mới tìm giải pháp hòa bình, mà ta phải luôn quán tưởng và yêu thích hòa bình thì chiến tranh mới không nẩy sanh.
Trích: http://www.im4worldpeace.org/ Đức Phật không phải là đấng tạo hóa (Creator). Ngài là một con người bình thường, đã tu hành và đã giác ngộ viên mãn, và đối với đạo Phật, mọi sự mọi vật đều do nhân duyên sinh khởi, do tác động của định luật nhân quả: “Law of Cause and Effect” . Ngài nói tiếp rằng “muốn đạt được hạnh phúc chân thật thì cần phải có một tinh thần an lạc, và muốn có tinh thần an lạc, cần phải có tình thương và lòng từ bi (love and compassion), làm sao để chúng ta phát triển được tình thương và lòng từ? Chỉ nghĩ đến cũng chưa đủ, chúng ta cần phải làm sao để chuyển hóa tâm niệm và hành động của mình trong đời sống hàng ngày. Chìa khóa cho một thế giới hòa bình, hạnh phúc và an lạc bản thân chính là phát triển tình thương và lòng từ bi.” Ngài cũng nhắc nhở “mỗi người chúng ta đều có Phật tánh và cần nỗ lực thực hành để trờ thành vị giác ngộ như Phật đã thành”. Ngài cũng không quên nhắc nhở Phật tử Việt Nam “nên đọc và thực hành kinh Đại Bát Nhã (Mahà Prajnàpàramità Sùtra), nhất là những phẩm nói về Từ Bi, Trí Tuệ, Ba La Mật Đa (paramitas) và Tánh Không (emptiness)…
Trích: http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-75_4-10159_5-50_6-1_17-202_14-1_15-1/
Mười hai căn bệnh khiến con người khó có thể gặp được Phật:
Nguồn: http://www.lebichson.org Tất cả chúng ta đều là đồng bào của nhau, gặp vận nước rủi ro, trên đường tranh đấu cho độc lập, cho tự do, bị dồn vào thế đối lập nhau, vì tự vệ mà phải chống đối nhau. Nhưng phước đức tổ tiên để lại vẫn còn, cho nên hôm nay tất cả chúng ta mới được về lại với nhau để nhìn nhận nhau như con một nhà, để cùng hứa với nhau là sẽ học cho thật thuộc bài học của đau thương trong quá khứ: Nguyện từ nay về sau không để cho đất nước bị chia cắt một lần nào nữa, từ nay về sau khi có khó khăn nội bộ sẽ không nhờ đến bất cứ một thế lực ngoại bang nào can thiệp nữa, từ nay về sau sẽ không khởi xướng một cuộc chiến tranh ý thức hệ nào nữa, từ nay về sau sẽ không sử dụng vũ khí bên ngoài để tranh đấu với nhau nữa, từ nay về sau nỗ lực xây dựng một xã hội thật sự dân chủ để có thể giải quyết tất cả mọi bất đồng bằng những phương thức hòa bình dân chủ mà không sử dụng đến những phương tiện tranh đấu bạo động giữa người đồng bào. Lạy chư vị tổ tiên huyết thống và tổ tiên tâm linh chứng minh. Trước mặt quý ngài chúng con xin kính cẩn phát nguyện như thế và chúng con biết rằng một phen đã phát nguyện được như thế thì mọi oan ức sẽ được hoàn toàn giải tỏa và những vết thương hằn sâu trong lòng tất cả mọi chúng con sẽ bắt đầu được chữa lành.
Nguồn: Lời Khấn Nguyện trong các Đại Trai Đàn Bình Đẳng Giải Oan tại 3 miền Đất Nước.
Muốn có dân chủ và nhân quyền người dân phải biết tranh đấu, và cuộc tranh đấu có thể phải kéo dài trong nhiều thập niên. Chúng ta là những người tu, chúng ta không có mặt trong những phong trào tranh đấu chính trị mà chỉ tranh đấu trong phạm vi văn hóa và đạo đức.
Nguồn: Hạt bồ đề bất diệt - thư ngày 28.12.2009
“Hãy đặt mục tiêu vì lợi ích loài người trước hết.”
Nguồn: Đạo Sư Duy Tuệ Gặp thủ tướng, chỉ trích chế độ Thiền Sư Nhất Hạnh dành những lời chỉ trích nặng nề nhất cho nhà cầm quyền. Hôm trước ngày gặp đại sứ, Thiền Sư Nhất Hạnh gặp Thủ Tướng Phan Văn Khải trong vòng một tiếng rưỡi. Thủ Tướng Khải kêu gọi ông giúp tạo sự thống nhất trong dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, Thiền Sư Nhất Hạnh trả lời là người Phật tử, thay vì tìm sự thống nhất, cần tìm “tình huynh đệ,” và họ có thể nằm trong các nhóm chính trị khác nhau nhưng không đấu đá lẫn nhau. Ông kêu gọi ngược lại, nói với Thủ Tướng Khải, rằng “người cộng sản nên trở thành người Việt Nam hơn” và chấp nhận những giá trị truyền thống. Nếu không, chính trị sẽ “phá sản” và đảng Cộng Sản sẽ mất sự ủng hộ. Ông kêu gọi Thủ Tướng Khải tách rời tôn giáo ra khỏi chính trị. “Tăng ni không thể bị bắt tham gia Quốc Hội hay Hội Ðồng Nhân Dân,” Thiền Sư Nhất Hạnh nói với Thủ Tướng Khải. “Giáo hội không thể bị bắt tham gia vào Mặt Trận Tổ Quốc.” Ông trao cho Thủ Tướng Khải một bản yêu cầu 7 điểm, và ông trao cho Ðại Sứ Marine một bản sao. Trong số đó, có đề nghị “tăng ni không giữ chức vụ chính quyền hoặc nhận bằng khen từ nhà nước”; hai hòa thượng “Thích Huyền Quang và Thích Quảng Ðộ phải có quyền tự do đi lại, thuyết pháp khắp nước;” và Phật Giáo không bị “ảnh hưởng chính trị trong nước và hải ngoại”.
Nguồn: Thiền Sư Nhất Hạnh giằng co với nhà nước Có một liên quan chặt chẽ giữa khổ đau và hạnh phúc. Ai bỏ chạy trước khổ đau thì cũng khó tìm ra hạnh phúc. Bạn nên đi tìm nguyên nhân của khổ đau của chính mình. Từ đó hiểu và thương sẽ chớm nở. Đó là chìa khóa của hạnh phúc. Mọi của cải và quyến hành trên thế gian này không thể đem lại hạnh phúc, nếu không có hiểu và thương. Trước những quá khích, trù dập, lo sợ và sân hận, thì mình chỉ có một cách mà thôi: Hãy quan sát bùn cho thật kĩ, để trồng trên đó một cây hoa sen.
Nguồn: http://www.langmai.org, 6.8.2013 Có nhiều người cho rằng ‘đi tu’ tức là ‘trốn đời’. Nhưng hãy nói cho đầy đủ hơn: trốn đời nào để sống đời nào? Đối với con đi tu có nghĩa là trốn đời sống lãng quên, tiêu thụ, ích kỷ, tranh đua... để đi theo đời sống tỉnh thức, đơn giản, độ lượng và xót thương. Đi tu tức là trốn đời sống giả để nếm cho được đời sống thật. Đi tu tức là trốn đời sống ràng buộc để sống tự do. Đi tu tức là từ chối tham dự vào sự mê mờ của cộng đồng để có thể mở một con đường thoát, một con đường sáng cho nhân loại.
Nguồn: http://langmai.org/cong-tam-quan/cac-tu-vien/trung-tam-lang-mai-quoc-te-thai-lan/vuon-uom/tim-lai-con-duong, 23.11.2013 Dưới chân núi Khổ Hạnh Lâm, nơi đức Thế Tôn "sáu năm khổ hạnh rừng già" là những ngôi làng "nghèo muôn thuỏ" của xứ Ấn. Để kỷ niệm ngày Thế Tôn Thành Đạo (mùng 8 tháng 12 AL), Từ Bi Foundation đã đến phát quà và gieo duyên cho dân nghèo tại ngôi làng dưới chân núi Khổ Hạnh Lâm này. "Phải nói rằng, chúng tôi đã đi qua khá nhiều những ngôi làng trên xứ Phật, nhưng chưa có nơi nào làm chúng tôi xót xa, thương cảm như nơi này... Thương dân nghèo lem nhem, rách rưới đã đành, nhưng thương hơn là họ sống bên lưng Phật mà đời họ ngây ngô, lạc loài không biết chi về Phật pháp...[We have visited many places in India, but none gave us so much emotion... Feeling sad for the extremely poor people here, and even more sorrow for the fact that while they are next to the Buddha, they know little about Buddhism]. Nhờ vào sự chí tâm cầu nguyện, mặc dầu dân chúng đế đông nhưng buổi phát quà đã diễn ra khá trật tự êm thắm và viên mãn."
Nguồn: Bản tin 2012 của Từ Bi Foundation, Tỳ khưu Thích Tánh Tuệ Become Thank You. Thich Nhat Hanh wrote, "If the only prayer you ever pray is 'Thank you,' it will be enough." I recommend that you not only say "Thank you," you BECOME "Thank you." That means to truly realize how precious and fragile this life really is. It's true that we often don't realize what we have until it's gone. Don't wait for things to be gone to realize -- and be grateful for -- what you have and Who You Really Are.
Nguồn: Noah St. John, http://www.huffingtonpost.com/noah-st-john/love-is-the-answer_1_b_6058548.html Vậy thì hãy ra đường, hãy lên đường. Hãy rời khỏi căn nhà quen thuộc, có vẻ dễ chịu (vì không phải vận động), với những con đường chưa đi đã biết đích đến, những mảnh trời rời rạc sau khung cửa sổ cũ kỹ, những con người đã “quá hiểu” nhau. Ra đường để biết rằng bạn chẳng hiểu gì về tôi cả. Ra đường để hiểu rằng bạn chưa từng yêu tôi, thậm chí chưa từng biết tôi. Ra đường để biết mình, biết người. Và đơn giản hãy ra đường vì một người không thể ở mãi trong nhà với mẹ và con. Nguồn: http://thuvienhoasen.org/a21843/o-nha-nhat-me-nhi-con-ra-duong |