Đạo vào đời (Engaged Buddhism)
Những sai lầm mà người thành đạt không mắc phải
Trần Phú Thuyết
[Báo Thương Mại VN, Houston TX, 14/5/2004]
[Nguyên tác từ Reader's digest]
[Sửa lần 2: Những gì trong ngoặc vuông [] là ý của PQB. PQB viết lại hoàn toàn Thói quen số 4.]
[Sửa lần 3: Dùng Unicode và sửa lại cho ý xuôn xẻ hơn. 11/6/2011]
[Sửa lần 4: Sửa lại cho ý xuôn xẻ hơn. Kỷ niệm 10 năm ngày đăng bài này lần đầu tiên. 14/5/2014]

Cuộc đời là 1 hành trình dài, thú vị, và nó đã đưa tôi
bôn ba khắp mọi nơi: Khoa luật ở trường đại học Yale; 
viết diễn văn tại tòa Bạch Ốc cho Richard Nixon; làm tài 
phán [stock broker] ở Wall Street và, trong 18 năm qua, viết 
kịch bản và đóng phim ở Hollywood.

Tôi đã chứng kiến những người thành đạt [NTD] trong 
công việc và sáng tác -- những người nhạy cảm như tỷ 
phú Ron Perelman, đạo diễn vô tuyến truyền hình Norman 
Lear, cùng diễn viên Nichols Caze luôn vươn tới đỉnh cao.

Nhưng tôi cũng quen biết nhiều người không thành đạt 
[NKTD] như vậy -- những bạn học giỏi giang mà ngồi bán 
sơ mi; những nhà điện toán tài ba mà lại đi giao bánh 
pizza ..., những tài năng toán học ứng dụng lại sửa chữa 
đường ống trong các dãy nhà chung cư mục nát.  
Những người như họ, đủ thông minh để thành đạt 
mà không bao giờ đạt được. Tại sao một số người
kiếm được tiền mà số khác lại ta thán số phận nghèo 
hèn của mình?  Tất nhiên, một phần do may mắn [và quan 
trọng hơn nữa là số và đức của họ]. Nhưng nói chung 
những người gặp số đen là do họ thường có những 
thái độ và cách cư xử tự hại mình.

Tôi xin nêu lên một số cạm bẫy tồi tệ nhất mà tôi gọi 
là 8 thói quen mà những người thực sự không thành đạt 
phạm phải:

1. Tư tưởng hão huyền
2. Không làm ra sản phẩm
3. Phản bạn
4. Cư xử không theo phong tục "Nhập Sông tùy Khúc, Nhập Gia tùy Tục"
5. Ăn mặc không thích hợp
6. Thái độ không tốt
7. Tranh cãi vô ích
8. Lẫn lộn trước sau


================================
1. Tư tưởng hão huyền:
Những NKTD hay tự dối mình về cuộc sống của chính
mình.

Có một thời tôi nghĩ rằng những người có thói quen
không trung thực thì không thể thành đạt được. Kinh nghiệm cho thấy
khi hoàn toàn không trung thực với người khác, ta
vẫn có thể thành đạt, ít nhất là về mặt tài chính. Nhưng
con người tuyệt nhiên không thể không trung thực với
bản thân mình -- họ biết vị trí của họ trong cuộc sống,
triển vọng của họ để đạt tới mục đích của mình, biết
họ chưa đạt được cái gì.

Một cô láng giềng của tôi dạy thêm môn nghệ thuật
[tức là dạy part-time]. Bây giờ đó không phải là một
nghề tồi, nhưng nó không đảm bảo cho cô đủ tiền
để sống một cuộc đời như lớp trung lưu mà cô
hằng mong.

Mặc dầu là cô than phiền là cô nghèo túng, hình như cô
không chịu hiểu một điều là dạy ngoài giờ [tức là chỉ
làm nghề part-time] lại có thể có mức lương đủ sống.

2. Không làm ra sản phẩm:
Tôi đã nhiều lần nói đến những người không có 
một tay nghề hữu ích để kiếm ra đồng tiền chính
đáng. Họ không hiểu một chân lý cơ bản là con 
người được trả tiền là do có khả năng làm ra một
cái gì đó. Và họ không hiểu một chân lý mang tính chất
hệ quả: Con người được trả tiền nhiều vì họ có
thể làm ra sản phẩm có giá trị cao. Ví dụ, [một loại 
thuốc chữa bệnh giúp người khỏi bệnh, một đạo luật, 
hoặc một bài hát giúp con người giải trí, thưởng thức,
mở mang kiến thức, ...]

Nếu thành đạt về tài chính là mục đích của bạn, bạn
phải làm ra hoặc sáng tạo ra một sản phẩm mà người
khác muốn có -- trong thế giới hiện thực, chứ không chỉ
trong giấc mơ của bạn.

Là một nhà kinh tế, bố tôi dạy rằng mọi phần thưởng
trong cuộc sống là do có vốn tài chính hoặc vốn nhân lực.
Vốn tài chính thường được thừa kế. Bạn không thể
tự dưng có được.  Nhưng vốn năng lực -- tức là tay
nghề, kỹ năng kỹ xảo -- có thể có được là nhờ quá
trình đào tạo và nỗ lực của bản thân. Những NKTD có
thể sống cả cuộc đời lãng tránh [hoặc không biết] chân 
lý đó.

3. Phản bạn:
Những NKTD có thói quen làm thân và biết ơn những 
người không giúp gì cho họ, nhưng lại khinh thị và vô
ơn với những người tốt với họ. Tôi thật ngạc nhiên
khi nhận thấy điều đó. Một người bạn thân của tôi
đã gặp nhiều may mắn ở Hollywood nhờ có những
người bạn có thế lực ở hai hãng phim giúp đỡ cách
đây đã lâu. Nhưng trong vòng gần 20 năm, anh ta đã
khinh thị họ và hoài nghi tình bạn của họ. Ngược lại anh
ta theo đuổi những diễn viên có quyền lực nhưng
đối xử với anh ta như chiếc thảm chùi chân. Không có
gì ngạc nhiên khi anh ta mất hết chí hướng và nợ như
chúa chổm ở tuổi 47.

Nếu bạn không phải là một nghệ sĩ tài ba xuất chúng,
thì bạn không thể nào thành công nếu không có bạn
bè, không có khả năng kết bạn và duy trì tình bạn.

4. Cư xử không theo phong tục "Nhập Sông tùy Khúc, Nhập Gia tùy Tục":
Những NKTD thường không theo phong tục "Nhập Sông tùy 
Khúc, Nhập Gia tùy Tục".  

Ví dụ, khi quan hệ với cộng đồng Á Đông, NKTD thường
không biết "Trên Kính, Dưới Nhường".  Mặc khác, khi làm
việc ở Âu Mỹ, mà mình không nói mạnh, nói trong buổi
họp thì họ nghĩ là mình không hiểu, hoặc không có khả năng 
lãnh đạo.

5. Ăn mặc không thích hợp:
Một thiếu phụ đẹp rất thất vọng vì chưa tìm được
việc làm. Tôi đã sắp xếp cho cô gặp giám đốc một
công ty nổi tiếng lịch sự và nghiêm túc. Không thể
tưởng tượng được là cô ta đã xuất hiện trong
bộ quần soóc, áo phông và đôi giầy cao gót. Từ lúc
cô xuất hiện, cô đã làm hỏng cuộc phỏng vấn xin
việc, và biến tôi thành một thằng ngốc.

Những NKTD có thói quen ăn mặt không thích hợp. Họ
đến cuộc phỏng vấn xin việc làm mà không đeo cà
vạt hoặc đi giầy thể thao.

Họ đến bữa tiệc mà mặt quần Jean, khi mọi người
mặt com lê. Như vậy, họ chứng tỏ là họ không phù
hợp với nơi xin việc, và họ coi thường những 
người làm việc ở đó.  Vì vậy khó mà tìm được
việc làm.

[Việt Nam có câu "Nhập sông tùy khúc, nhập gia tùy
tục". Những NKTD có lẽ đã quên áp dụng châm
ngôn đó.]

6. Thái độ không tốt:
Những NKTD thường có vẻ ngoài ỉu xìu, bi quan. Họ
không thích công việc và môi trường của họ. Họ cho
rằng mọi người quanh họ là không trung thực và ngu
xuẩn. Với sự tuyệt vọng của họ, họ ảnh hưởng
xấu đến những người quanh họ. Họ cũng bộc lộ
sự thiếu tin tưởng vào bản thân mình. Họ không thể
làm nhiều hoặc làm tốt được.

Một cô bạn ở Bắc Cali có đủ khả năng để hoàn
thành công việc của mình. Nhưng đi đâu cô ta cũng
ta thán rằng hệ thống điều hòa nhiệt độ qúa lạnh
hoặc quá nóng. Cô nói xấu về ông chủ nữa. Cô kể
với bạn rằng công việc chỉ làm hao phí thời gian. Trong
2 năm, cô đã 5 lần mất việc và không thể xin việc
ở những người mà trước đây cô đã làm cho họ.
Đó là số phận muôn thuở của những người hay ta thán.

7. Tranh cãi vô ích:
Những NKTD thích tranh cãi chỉ để tranh cãi mà thôi. 
Khi bắt đầu cãi nhau hoặc lý sự, họ nghĩ rằng họ sẽ gây ấn
tượng với bạn bè và đồng nghiệp là họ thông minh
và khôn khéo biết bao.

Nhũng người làm được việc, không thích mất thời
giờ tranh cãi vô ích. Nếu bạn gây gỗ, họ sẽ né tránh
bạn, và bạn sẽ thấy xung quanh mình, những người
thua cuộc khác cũng thích tranh cãi. Đó là con đường
chắc chắn dẫn đến thất bại.

[Hội trường là nơi dễ xảy ra tranh luận. Để nhắc nhở Phật tử nên giữ
chánh niệm và tránh tranh luận vô bổ, trong hội trường ở chùa
Pháp Luân, Houston, TX có 1 bích chương trích lời Phật dạy:
Nói ngàn lời vô bổ không bằng nói một lời đem lại tịnh lạc.]

8. Lẫn lộn trước sau:
Những NKTD không biết xếp đặt trình tự ưu tiên. Tôi
có một người bạn trước đây cùng học một trường.
Anh ta thanh nhã, điển trai, nhưng khốn khổ vì bị kẹt
vào việc làm quản trị một dãy nhà chung cư. Khi tôi 
gợi ý anh ta nên học để thi vào ngành dân chính, anh
ta cứ khăng khăng là không có thời gian, rất bận với
những việc riêng của mình. Anh ta đã nói với tôi như
vậy từ năm 1966!

Qủa thật, không bao giờ có đủ thời gian để làm
mọi việc. Song, những NKTD không bao giờ biết rằng việc
sắp xếp thứ tự ưu tiên là hết sức cần thiết. Hình như họ
cũng không bao giờ biết rằng chẳng phải thiệt thòi gì khi từ bỏ những
thứ ít quan trọng hơn để làm những việc quan trọng
hơn.  Đó là một việc làm có lợi.

Đến đây giáo thuyết của tôi đã hết. Có thể bạn
có một số thói quen như trên. Xin nhớ rằng, kẻ thắng
biết rằng họ có thể sửa chữa được, và họ đã và đang sửa.
Còn bạn, bạn có biết điều trên là đúng chưa.

 
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật Đạo

May the merit of this work
Be shared with all beings
So that we
May all attain Complete Enligtenment