Đạo vào đời (Engaged Buddhism)
Khoa học trồng cây

    Khi nói tới đề tài trồng cây, người ta thường liên tưởng tới "nghệ thuật" trồng cây. Để khen một người trồng trọt giỏi, ta thường nói họ có "mát tay".

    Nói như trên thì không sai, nhưng không có giúp cho mình học được cái gì mới hết.

    Để có trái nhiều, để có rau xanh tươi tốt, hết mùa này tới mùa khác, ta phải biết mình có những việc gì cần phải làm, và mình phải áp dụng khoa học vào các việc đó. Ví dụ:

    • Chuẩn bị đất
    • Chọn giống
    • Chọn thời gian trồng
    • Chăm bón
    • Thu hoạch
    • Bảo vệ môi trường

    Để có hiệu suất (ROI, Return on Investment) cao nhất, ta còn phải dùng toán học để giải hệ thống phương trình nhiều ẩn số sao cho tối ưu nhất. Chúng ta phải trồng chỗ nào? Khoảng cách giữa các cây là bao nhiêu? Chúng ta phải bón phân bao nhiêu cho ít tốn kém nhất? Chúng ta phải tưới nước bao nhiêu để tiết kiệm nước tối đa? Chúng ta phải làm gì để ít tốn sức lao động nhất? Chúng ta có nên mua dụng cụ xyz hay không? Và vân vân.

    Nếu quý vị là người có tâm từ bi và quý trọng mạng sống của muôn loài, thì hệ thống phương trình của ta còn có thêm vài ẩn số nữa. Chẳng hạn như ta phải làm gì để ít làm tổn hại tới kiến và côn trùng. Khi cây của ta có sâu, ta có nên giết chúng không? Khi muỗi hoặc kiến cắn ta, ta có giết chúng không? Và vân vân.

    Nếu quý vị áp dụng khoa học, kinh tế học, và toán học vào nghề nông, thì quý vị sẽ thấy nghề nông là một nghề cao quý, cần nhiều kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và trình độ. Và quý vị sẽ gặt hái những thành quả tương tự như sau:

    Cây hồng 11 tuổi

 
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật Đạo

May the merit of this work
Be shared with all beings
So that we
May all attain Complete Enligtenment