2. Nước Văn Lang
3. Truyện cổ tích về đời Hồng Bàng:
Cứ theo tục truyền thì vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương nam đến núi Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hồ Nam bây giờ) gặp một nàng tiên, lấy nhau, đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương bắc, và phong cho Lộc Tục làm vua phương nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ.
Bờ cõi nước Xích Quỷ bấy giờ phía bắc giáp Động Đình Hồ (Hồ Nam), phía nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía đông giáp bể Nam Hải.
Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào quãng năm nhâm tuất (2879 trước Tây Lịch?) và lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ đẻ ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân.
Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ, đẻ một lần được một trăm người con trai3. Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: "Ta là dòng dõi Long Quân, nhà ngươi là dòng dõi thần tiên, ăn ở lâu với nhau không được; nay được trăm con thì nhà người đem 50 đứa lên núi, còn 50 đứa ta đem xuống bể Nam Hải". Gốc tích truyện này có lẽ là từ Lạc Long Quân về sau, nước Xích Quỷ chia ra những nước gọi là Bách Việt. Bởi vậy ngày nay đất Hồ Quảng (tỉnh Hồ Nam, tỉnh Quảng Đông và tỉnh Quảng Tây) còn xưng là đất Bách Việt. Đấy cũng là một điều nói phỏng, chứ không có lấy gì làm đích xác được.
Cứ theo sử cũ thì nước Văn Lang chia ra làm 15 bộ:
1. Văn Lang (Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Yên)
2. Châu Diên (Sơn Tây)
3. Phúc Lộc (Sơn Tây)
4. Tân Hưng (Hưng Hóa - Tuyên Quang)
5. Vũ Định (Thái Nguyên - Cao Bằng)
6. Vũ Ninh (Bắc Ninh)
7. Lục Hải (Lạng Sơn)
8. Ninh Hải (Quảng Yên)
9. Dương Tuyền (Hải Dương)
10. Giao Chỉ (Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình)
11. Cửu Chân (Thanh Hóa)
12. Hoài Hoan (Nghệ An)
13. Cửu Đức (Hà Tĩnh)
14. Việt Thường (Quảng Bình, Quảng Trị)
15. Bình Văn ( ? )
Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu (bây giờ ở vào địa hạt huyện Bạch Hạc, tĩnh Vĩnh Yên), đặt tướng văn gọi là Lạc Hầu, tướng võ gọi là Lạc Tướng, con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mị Nương, các quan nhỏ gọi là Bồ Chính 4. Quyền chính trị thì cứ cha truyền con nối, gọi là Phụ Đạo.
Về đời bấy giờ, sử Tàu có chép rằng năm tân mão (1109 trước Tây lịch), đời vua Thành Vương nhà Chu, có nước Việt Thường, ở phía nam xứ Giao Chỉ sai sứ đem chim bạch trĩ sang cống, nhà Chu phải tìm người làm thông ngôn mới hiểu được tiếng, và ông Chu Công Đán lại chế ra xe chỉ nam để đem sứ Việt Thường về nước. Vậy đất Việt Thường và đất Giao Chỉ có phải là đất của Hùng Vương lúc bấy giờ không?
Họ Hồng Bàng làm vua được 18 đời, đến năm quý mão (158 trước Tây lịch) thì bị nhà Thục lấy mất nước.
Xét từ đời Kinh Dương Vương đến đời vua Hùng Vương thứ 18, cả thảy 20 ông vua, mà tính từ năm nhâm tuất (2879) đến năm quý mão (258 trước Tây lịch) thì vừa được 2622 năm. Cứ tính hơn bù kém, mỗi ông vua trị vì được non 150 năm! Dẫu là người đời thượng cổ nữa, thì cũng khó lòng mà có nhiều người sống lâu được như vậy. - Xem thế thì đủ biết truyện đời Hồng Bàng không chắc là truyện xác thực.
Trong đời Hùng Vương lại có hai truyện mà ngày nay người ta thường hay nói đến, là truyện Phù Đổng Thiên Vương và truyện Sơn Tinh Thủy Tinh.
Phá được giặc Ân rồi, người ấy đi đến núi Sóc Sơn thì biến đi mất. Vua nhớ ơn, truyền lập đền thờ ở làng Phù Đổng, về sau phong là Phù Đổng Thiên Vương6.
Truyện này là truyện tục truyền như vậy, chứ không có lẽ tin làm sự thực được. Họa chăng đời bấy giờ có người tướng giỏi, đánh được giặc, về sau người ta nhớ ơn làm đền thờ thì hợp lẽ hơn. Hiện bây giờ có đền thờ ở làng Gióng tức làng Phù Đổng. Năm nào đến mồng tám tháng tư cũng có hội vui lắm, tục gọi là đức Thánh Gióng.
Thủy Tinh đến sau, thấy Sơn Tinh lấy mất Mỵ Nương, tức giận vô cùng, mới làm ra mưa to gió lớn, rồi dâng nước lên đánh Sơn Tinh, Sơn Tinh ở trên núi không việc gì: hễ nước lên cao bao nhiêu, thì Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu. Sơn Tinh lại dùng sấm sét đánh xuống, Thủy Tinh phải rút nước chạy về. Từ đó Sơn Tinh và Thủy Tinh thù nhau, mỗi năm đánh nhau một lần, dân gian thật là cực khổ.
Truyện này là nhân vì ở Bắc Việt năm nào đến tháng 6, tháng 7 cũng có nước lũ ở trên mạn ngược chảy xuống tràn vào trong đồng áng, ngập mất cả ruộng đất. Người ta không hiểu là tại lẽ gì, mới tưởng tượng mà đặt ra câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh đánh nhau vậy.
Tóm lại mà xét, nước ta khởi đầu có quốc sử từ cuối thập tam thế kỷ: đến đời vua Thánh Tông nhà Trần, mới có quan Hàn Lâm Học Sĩ là Lê Văn Hưu, soạn xong bộ Đại Việt Sử Ký, chép từ Triệu Võ Vương đến Lý Chiêu Hoàng. Hai trăm rưỡi năm về sau lại có ông Ngô Sĩ Liên, làm quan Lễ Bộ Tả Thị Lang đời vua Thánh Tông nhà Lê, soạn lại bộ Đại Việt Sử Ký: chép từ họ Hồng Bàng đến vua Lê Thái Tổ. Nghĩa là từ ông Ngô Sĩ Liên, ở về thập ngũ thế kỷ trở đi, thì sử ta mới chép truyện về đời thượng cổ. Xem thế thì đủ biết những truyện về đời ấy khó lòng mà đích xác được. Chẳng qua nhà làm sử cũng nhặt nhạnh những truyện hoang đường tục truyền lại, cho nên những truyện ấy toàn là truyện có thần tiên quỷ quái, trái với lẽ tự nhiên cả.
Nhưng ta phải hiểu rằng nước nào cũng vậy, lúc ban đầu mờ mịt, ai cũng muốn tìm cái gốc tích của mình ở chỗ thần tiên để cho vẻ vang cái chủng loại của mình. Chắc cũng bởi lẽ ấy mà sử ta chép rằng họ Hồng Bàng là con tiên cháu rồng, v.v....
Nay ta theo sử cũ mà chép mọi truyện, người xem sử nên phân biệt truyện nào là truyện thực, truyện nào là truyện đặt ra, thì sự học mới có lợi vậy.
{4 Bây giờ còn có nơi gọi Chánh Tổng là Bồ Đình, chắc là bởi Bồ Chính mà ra. }
{5 Sử chép rằng người Việt Nam ta có thói vẽ mình mãi đến đời vua Anh Tông nhà Trần mới bỏ. }
{6 Có người chép truyện này nói rằng: Giặc Ân là quân của nhà Ân bên Tàu sang đánh nước ta. Nói như thế thật là một điều lầm. Về đời nhà Ân nước Tàu chỉ ở vào mạn sông Hoàng Hà là đất tỉnh Hà Nam, Trực Lệ, Sơn Tây và Thiểm Tây bây giờ mà thôi. Còn những đất ở bên này sông Trường Giang là man di hết cả. Từ Trường Giang sang đến Bắc Việt ta xa cách bao nhiêu đường đất. Dẫu lúc ấy ở bên ta có họ Hồng Bàng làm vua nữa, thì chắc cũng chưa có kỷ cương gì, có lẽ cũng giống như một người làm Quan Lang trên Mường mà thôi, như thế thì đã có giao thiệp gì với nhà Ân mà đánh nhau. Vả lại, sử Tàu cũng không có chỗ nào chép đến truyện ấy. Vậy thì lẽ gì mà nói rằng giặc Ân là người nhà Ân bên Tàu. }
1. Gốc Tích Nhà Thục
2. Nước Âu Lạc
3. Nhà Tần Đánh Bách Việt
4. Nhà Thục Mất Nước
Năm giáp thìn (275 trước Tây lịch), Thục Vương dẹp yên mọi nơi rồi, xưng là An Dương Vương, cải quốc hiệu là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê (nay thuộc huyện Đông Anh, tỉnh Phúc An). Hai năm sau là năm bính ngọ (255 trước Tây Lịch), An Dương Vương xây Loa Thành. Thành ấy cao và từ ngoài vào thì xoáy trôn ốc, cho nên mới gọi là Loa Thành. Hiện nay còn dấu tích ở làng Cổ Loa, huyện Đông Anh, tỉnh Phúc An.
Người bản xứ ở đất Bách Việt không chịu để người Tàu cai trị, trốn vào rừng ở. Được ít lâu quân của Đồ Thư, vốn là người ở phương bắc, không chịu được thủy thổ, phải bệnh rất nhiều. Bấy giờ người Bách Việt thừa thế nổi lên giết được Đồ Thư.
Năm quý tị (208 trước Tây lịch) là năm thứ 50 đời vua An Dương Vương. Triệu Đà đem quân sang đánh lấy nước Âu Lạc, lập ra nước Nam Việt7.
Tục truyền rằng khi An Dương Vương xây Loa Thành, có những yêu quái quấy nhiễu, xây mãi không được. An Dương Vương mới lập đàn lên cầu khấn, có thần Kim Qui hiện lên bày phép cho vua trừ những yêu quái đi, bấy giờ mới xây được thành. Thần Kim Qui lại cho An Dương Vương một cái móng chân, để làm cái lẫy nỏ. Lúc nào có giặc thì đem cái nỏ ấy ra bắn một phát, giặc chết hàng vạn người.
Cũng nhờ có cái nỏ ấy cho nên Triệu Đà đánh không được An Dương Vương. Triệu Đà dùng kế, cho con là Trọng Thủy sang lấy Mỵ Châu là con gái An Dương Vương, giả kết nghĩa hòa thân để do thám tình thực.
Trọng Thủy lấy được Mỵ Châu rồi, hỏi dò vợ rằng: "Bên Âu Lạc có tài gì mà không ai đánh được?" Mỵ Châu nói chuyện cái nỏ, và lấy cho chồng xem. Trọng Thủy bèn lấy cái móng của Kim Qui đi, làm cái lẫy giả thay vào, rồi định về báo tin cho cha biết. Khi sắp ra về, Trọng Thủy hỏi Mỵ Châu rằng: "Tôi về, mà nhỡ có giặc giã đánh đuổi, thì rồi tôi biết đâu mà tìm?" - Mỵ Châu nói rằng: "Thiếp có áo lông ngỗng, hễ khi thiếp có chạy về đâu, thiếp sẽ lấy lông ấy mà rắc ra ở dọc đường thì rồi sẽ biết."
Trọng Thủy về kể lại với Triệu Đà tình đầu mọi sự, Triệu Đà bèn khởi binh sang đánh Âu Lạc. An Dương Vương cậy có cái nỏ, không phòng bị gì cả, đến khi quân giặc đến gần chân thành mới đem nỏ ra bắn, thì không thấy hiệu nghiệm nữa. An Dương Vương mới đem Mỵ Châu lên ngựa mà chạy về phía nam.
Chạy đến núi Mộ Dạ (thuộc huyện Đông Thành, tỉnh Nghệ An) gần bờ bể, vua thấy giặc đuổi kíp quá, mới khấn Kim Qui lên cứu, Kim Qui lên nói rằng: "Giặc ngồi sau lưng nhà vua đấy!" An Dương Vương tức giận quá, rút gươm ra chém Mỵ Châu đi, rồi nhảy xuống bể mà tự tận8.
Trọng Thủy theo dấu lông ngỗng của vợ rắc, đem binh đuổi đến núi Mộ Dạ, thấy xác vợ chết nằm đó, thương xót vô cùng, vội vàng đem về cấp táng, xong rồi, nhảy xuống cái giếng ở trong Loa Thành mà tự tử.
Nay ở làng Cổ Loa trước đền thờ An Dương Vương có cái giếng tục truyền là Trọng Thủy chết ở giếng ấy. Tục lại truyền rằng Mỵ Châu bị giết đi, vì nỗi tình thực mà phải thác oan, cho nên máu nàng ấy chảy xuống bể, những con trai ăn phải hóa ra có ngọc trân châu. Hễ ai lấy được ngọc ấy đem về rửa vào nước cái giếng ở trong Loa Thành là chỗ Trọng Thủy đã tự tử, thì ngọc ấy trong và đẹp thêm ra.
{8 Nay ở trên núi Mộ Dạ, gần xã Cao Ái, huyện Đông Thành, tỉnh Nghệ An, có đền thờ An Dương Vương. Ở đấy có nhiều cây cối và có nhiều chim công, cho nên tục gọi là đền Công hay Cuông. }
1. Phong-Kiến
2. Quan-Chế
3. Pháp-Chế
4. Binh-Chế
5. Điền-Chế
6. Học-Hiệu
7. Học-Thuật
8. Phong-Tục
Khi Triệu Đà sang đánh An-Dương-Vương thì ở bên Tàu nhà Tần đã suy, nhà Hán sắp lên làm vua, nước Tàu đang vào lúc đại loạn, phong tục, chính trị đều đổi khác cả. Vả lại Triệu-Đà là người Tần, cho nên đến khi lấy được Âu-Lạc, gồm cả các quận ở phương nam, lập làm một nước tự chủ, bèn đem chính trị, pháp-luật nước Tàu sang cai-trị đất Nam-Việt9. Vậy trước khi nói đến chuyện nhà Triệu, ta nên xét-xem xã-hội nước Tàu lúc bấy giờ là thế nào .
Nguyên về đời thái-cổ, nước Tàu chia ra từng địa-phương một. Mỗi một địa-phương thì có một người làm thủ-lĩnh, lập thành một nước, gọi là nước chư-hầu, phải triều cống nhà vua.
Số những nước chư hầu ấy thì mỗi đời một khác. Xem như khi vua Đại-Vũ nhà Hạ, hội các nước chư-hầu ở núi Đồ-sơn, kể có hàng vạn nước. Đến khi vua Vũ-vương nhà Chu đi đánh Trụ-vương nhà Ân, thì các nước chư- hầu hội lại cả thảy được 800 nước.
Đánh xong nhà Ân, vua Vũ-Vương phong cho hơn 70 người làm vua chư-hầu, chia ra làm 5 bậc là: công, hầu, bá, tử, nam. Nước phong cho tước công, tước hầu thì rộng 100 dặm gọi là đại quốc; nước phong cho người tước bá thì rộng 70 dặm, gọi là trung quốc; nước phong cho người tước tử, tước nam thì rộng 50 dặm, gọi là tiểu quốc. Những nước không đủ 50 dặm, thì gọi là nước phụ-dung.
Nhà Hạ đặt tam-công, cửu-khanh, 27 đại-phu, 81 nguyên sĩ.
Nhà Ân đặt hai quan tướng, sáu quan thái là: thái-tể, thái-tông, thái- tử, thái-chúc, thái-sĩ, thái-bốc; năm quan là: tư-đồ, tư- mã, tư-không, tư-sĩ, tư-khấu; sáu phủ là: tư-thể, tư-mộc, tư-thủy, tư-thảo, tư-khí, tư-hóa; sáu công là: thổ-công, kim-công, thạch-công, thủy-công, thú-công và thảo-công.
Đến nhà Chu, ông Chu-Công đặt ra sáu quan gọi là: thiên-quan, địa- quan, xuân-quan, hạ-quan, thu-quan, đông-quan. Mỗi một quan lại có 60 thuộc-quan, cộng cả lại là 360 người.
Người làm đầu thiên-quan, gọi là trủng-tể, thống cả việc chính-trị trong nước, việc thu-nạp cả năm và mọi việc ở trong cung. Người làm đầu địa quan gọi là đại-tư-đồ giữ việc nông, việc thương, việc giáo dục và việc cảnh sát. Người làm đầu xuân-quan gọi là đại-tông-bá, giữ việc tế-tự, triều, sính, hội-đồng v.v... Người làm đầu hạ-quan, gọi là đại-tư-mã, giữ việc binh- mã và việc đi đánh dẹp. Người làm đầu thu-quan gọi là đại tư-khấu giữ việc dân, việc hình và việc kiện-tụng. Người làm đầu đông-quan gọi là đại-tư- không, giữ việc khuyến công, khuyến nông và việc thổ mộc v.v...
Trên lục quan lại đặt tam công, là: thái-sứ, thái-phó, thái- bảo; tam cô là : thiếu-sứ, thiếu-phó, thiếu-bảo, để bàn xét việc trị nước yên dân, chứ không dự vào việc hành chính.
Về đời thái-tổ thì có năm hình, ngoài năm hình lại có phép đánh bằng roi da và tội lưu. Đến đời nhà Hạ, nhà Ân và nhà Chu thì lại đặt phép chân, gọt đầu và tội đồ. Đến cuối đời nhà Chu thì đặt ra tội bêu đầu, xé thây lăng trì, mổ, muối v.v...
Quân thì đặt quan mạnh-đan làm tướng, sư thì đặt quan trung-đại- phu làm súy, lữ thì đặt quan đại-hạ làm súy, tốt thì đặt quan thượng-sĩ làm trưởng, lượng thì đặt quan trung-sĩ làm tư-mã.
Thiên tử có 6 quân; còn những nước chư hầu, nước nào lớn thì có 3 quân, nước vừa có 2 quân, nước nhỏ 1 quân.
Trong nước chia ra làm tỉnh, mỗi tỉnh 8 nhà, 4 tỉnh làm một ấp 32 nhà; 4 ấp làm một khâu, 128 nhà; 4 khâu làm một điện, 512 nhà. Cứ mỗi điện phải chiêu một cỗ binh xa, bốn con ngựa, 12 con bò, 3 người giáp sĩ, 72 người bộ tốt, 25 người để khiêng-tải những đồ nặng. Cả thảy là 100 người .
Nhà Ân và nhà Chu thì dùng phép tỉnh điền, nghĩa là chia đất ra làm chín khi hình chữ tỉnh. Những khu ở chung quanh làm tư-điền, khu ở giữa để làm công-điền. Mỗi một tỉnh cho 8 nhà ở, đều phải xuất lực cầy cấy công điền rồi nộp hoa lợi cho nhà vua.
Về đời nhà Ân thì mỗi tỉnh có 630 mẫu, mỗi nhà được 70 mẫu; phép đánh thuế gọi là phép trợ. Đến đời nhà Chu thì mỗi tỉnh có 900 mẫu, mỗi nhà có 100 mẫu, phép đánh thuế gọi là phép triệt.
Nhà Chu lại đặt ra lệ cứ 20 tuổi thì được 100 mẫu ruộng, đến 60 tuổi thì trả lại cho nhà nước. Nhà nào có con thứ nhì gọi là dư phu đến 16 tuổi thì được lĩnh 25 mẫu ruộng.
Nhờ có phép chia ruộng như thế nên lúc bấy giờ không có nhiều người nghèo lắm mà cũng không có người giàu lắm. Về sau đến đời Chiến Quốc, người Lý Khôi làm tướng nước Ngụy, bắt dân hết sức làm ruộng, không định hạn như trước nữa; người Thương Ưởng làm tướng nước Tần, bỏ phép tỉnh điền, mở thiên mạch, cho mọi người được tự tiện làm ruộng. Phép chia đất từ đó mới mất dần dần đi.
Nhà Hạ đặt nhà Đông tự làm đại học, nhà Tây tự làm tiểu học. Nhà Ân đặt là Hữu-học làm đại học, nhà Tả-học làm tiểu học. Những nhà đại-học, tiểu học ấy, là chỗ để tập bắn, để nuôi những người già- cả và để tập văn nghệ.
Nhà Chu thì đặt Tích-ung hoặc nhà Thành-quân làm đại học, để cho con vua, con các quan và những người tuấn tú tuyển ở các thôn xã đến học; còn ở châu, ở đảng10 thì đặt nhà tiểu học gọi là Tự và nhà Tường để cho con dân-gian vào học. Lại đặt lệ cứ từ 8 tuổi đến 14 tuổi làm niên hạn cho tiểu học, từ 15 đến 20 tuổi, làm niên-hạn cho đại học. Đại học thì dạy lễ, nhạc, thi, thư; tiểu-học thì dạy cách kính trên nhường dưới và cách ứng đối, v.v...
Học-thuật ở nước Tàu về đời nhà Chu đã thịnh lắm, cho đến đời nhà Xuân-thu có nhiều học-giả như là Lão-tử bàn đạo; Khổng-tử bàn hiếu, đễ, nhân, nghĩa; Mạc Địch bàn lễ kiêm-ái, nên chuộng sự tiết kiệm bỏ âm-nhạc; Dương Chu thì bàn lẽ vị-kỷ, nên tự-trọng thân mình và không chịu thiệt mình để lợi người.
Lại có những pháp-gia như Thân Bất-Hại, Hàn-Phi bàn việc trị thiên- hạ thì chỉ nên dùng pháp-luật, chứ không nên dùng nhân nghĩa. Còn những người như Quỉ Cốc, Thi Giảo, Điền Biền, v.v..., mỗi người đều xướng một học thuyết để dạy người đương thời.
Dân trong nước chia ra làm 4 thứ: sĩ, nông, công, thương, nhưng mà con người làm quan lại làm quan, con người làm ruộng cứ làm ruộng, chứ con người làm ruộng không được làm quan. Tuy vậy, đến đời Xuân-thu những người thứ dân lên làm tướng văn tướng võ cũng nhiều.
Trong gia-đình thì già trẻ trên dưới phân biệt nghiêm lắm. Con phải theo cha, vợ phải theo chồng, con-trai con-gái từ 7 tuổi trở đi, là không được ăn một mâm, nằm một chiếu nữa. Con trai 30 tuổi mới được lấy vợ, gái 20 tuổi mới được lấy chồng mà hai người cùng họ không được lấy nhau.
Nước Tàu về đời Tam-đại cũng sùng sự tế-tự lắm. Thường cúng-tế thiên, địa, nhật, nguyệt, sơn, xuyên, lâm, trạch. Nhà vua lập đàn Nam-giao để tế Thượng-Đế. Lại có nhà Xã-tắc để tế Thổ-thần và Hậu-tắc. Còn sự thờ-phụng tổ-tiên thì từ vua cho đến thứ-dân đều lấy làm một việc quan trọng trong đời người.
Xem như thế, thì xã-hội nước Tàu về đời Tam-đại đã văn minh lắm, nhưng sau đến cuối đời nhà Chu, vì nhà vua suy-nhược, cho nên chư hầu, người xưng hầu, kẽ xưng vương rồi tranh nhau, đánh nhau như Ngũ-Bá đời Xuân-Thu, Thất-Hùng đời Chiến-Quốc, làm cho trăm họ lầm than khổ sở.
Sau nhà Tần thống-nhất được thiên-hạ, mới bỏ lệ phong-kiến, lập ra quận huyện; bỏ phép tỉnh điền, lập thiên-mạch; cấm nho học đốt sách vở, việc chính-trị thì cốt dùng pháp-luật, để lấy quyền lực mà áp chế.
Đang khi phong-tục nước Tàu biến cải như thế, thì Triệu Đà lập ra nước Nam-Việt (3), đem văn-minh nước Tàu sang truyền-bá ở phương nam, cho nên từ đó về sau người nước mình đều nhiễm cái văn-minh ấy.
{10 Cứ 12500 nhà một châu, và 500 nhà làm một đảng thì có nhà Tự, ở đảng thì có nhà Tường. }
2. Vũ-Vương thụ-phong nhà Hán
3. Vũ-Vương xưng đế
4. Vũ-Vương thần phục nhà Hán
5. Triệu Văn-Vương
6. Triệu Minh-Vương
7. Triệu Ai-Vương
8. Triệu Dương-Vương
Trong khi Triệu Vũ-Vương gây-dựng cơ-nghiệp ở Nam-Việt, thì ở bên Tàu, ông Lưu Bang triệt được nhà Tần, diệt được nhà Sở, nhất-thống thiên hạ, rồi lên ngôi Hoàng-đế tức là vua Cao Tổ nhà Hán. Vua Cao-tổ thấy Triệu Vũ-Vương độc-lập ở phương nam, bèn sai Lục Giả sang phong cho Vũ-Vương. Bấy giờ là năm ất- tị (196 tr. Tây-lịch), năm thứ 12 đời vua Vũ-Vương nhà Triệu, và năm thứ 11 đời vua Cao-tổ nhà Hán.
Vũ-Vương vốn là người kiêu-căng, có ý không muốn phục nhà Hán, đến khi Lục Giả sang đến nơi, vào yết-kiến Vũ-Vương, Vũ-Vương ngồi xếp vành tròn, không đứng dậy tiếp. Lục Giả thấy vậy mới nói rằng: "Nhà vua là người nước Tàu , mồ mả và thân thích ở cả châu Chân-định. Nay nhà Hán đã làm vua thiên hạ, sai sứ sang phong vương cho nhà vua, nếu nhà vua kháng-cự sứ-thần, không làm lễ thụ-phong, Hán-đế tất là tức giận, hủy-hoại mồ mả và giết hại thân-thích của nhà vua, rồi đem quân ra đánh thì nhà vua làm thế nào?" Vũ-vương nghe lời ấy vội-vàng đứng dậy làm lễ tạ, rồi cười mà nói rằng: "Tiếc thay ta không được khởi nghiệp ở nước Tàu, chứ không thì ta cũng chẳng kém gì Hán-đế!"
Năm Canh thân (181 tr. Tây-lịch) Hán-triều sai tướng đem quân sang đánh Nam-việt. Quân nhà Hán chịu không được thủy-thổ phương nam, nhiều người phải bệnh-tật, bởi vậy phải chạy thua về bắc. Từ đó thanh-thế Triệu Vũ-đế lừng lẫy, đi đâu dùng xe ngựa theo nghi-vệ Hoàng-đế, như vua nhà Hán vậy.
"Trẫm là con trắc-thất vua Cao-đế, phụng mệnh ra trị nước Đại , vì non sông cách trở, thẹn mình phác-lậu, cho nên lâu nay chưa từng đưa thư sang hỏi thăm nhà vua .
Từ khi đức Cao-đế xa bỏ quần-thần , đức Huệ-đế qua đời, bà Cao- hậu làm triều, không may bị bệnh, để cho họ Lữ chuyên quyền, toan đem con họ khác để nối-đức Huệ-đế. May nhờ nhà Tông-miếu linh-thiêng, các công thần ra sức dẹp kẻ tiếm-nghịch.
Trẫm vì các vương-hầu cùng bách quan cố ép, cho nên phải lên ngôi Hoàng-đế. Mới rồi trẫm nghe nhà vua có đưa thư cho Long-lư-hầu, nhắn tin và xin anh em họ-hàng ở quận Chân-định, và xin bãi binh ở quận Trường-sa.
Trẫm cũng nghe lời thư của nhà vua, thì đã bảo tướng-quân Bác- dương-hầu bãi binh về, còn anh em họ hàng nhà vua ở Chân-định thì trẫm đã cho người thăm nom, lại sai sửa sang phần-mộ nhà vua, thật tử-tế.
Thế vừa rồi trẫm nghe nhà vua còn đem binh quấy-nhiễu ngoài biên, quận Trường-sa thật khổ, mà Nam-quận lại còn khổ hơn. Làm như thế, nước nhà vua có chắc lợi được một mình không? Tất là tướng-tá quân-sĩ chết nhiều, làm cho vợ người góa chồng, con người mồ-côi bố, cha mẹ mất con, được một mất mười, trẫm không lòng nào nỡ làm như vậy.
Vả lại được đất nhà vua cũng không lấy làm to, được của nhà vua cũng không đủ làm giàu. Vậy thì từ phía nam núi Lĩnh thì mặc ý nhà vua tự trị lấy. Nhưng nhà vua cứ xưng đế hiệu, hai bên cùng là đế-quốc mà không sai sứ giao-thông, thế chẳng hóa ra ganh nhau ư ? Ganh nhau mà không nhường , thì người nhân không thèm làm.
Trẫm nay xin cùng nhà vua gác bỏ điều cũ, từ rày trở đi, thông sứ như xưa. Vậy trẫm sai Lục Giả sang đem ý trẫm khuyên nhà vua nên nghe, chứ làm chi nhiều sự cướp bóc tai-hại"
Xem thư của Hán-Văn-đế lời-lẽ tử-tế, thật là có nhân-từ, vì thế cho nên Triệu Vũ-đế phải chịu phục, và đáp thư lại rằng:
"Nam di đại-trưởng lão-phu thần, Đà, muội tử tái bái, dâng thư lên Hoàng-đế bệ-hạ. Lão-phu là kẻ cố-lại nước Việt, khi Hiếu Huệ Hoàng-đế lên ngôi, tình-nghĩa không dứt, vẫn hậu đãi lão phu. Đến khi Cao-hậu lâm triều, lại phân-biệt ra Trung-hoa, ngoại-di, hạ lệnh cấm không được bán cho Nam- việt những đồ vàng sắt và điền khí; còn ngựa, trâu dê thì chỉ bán cho giống đực, chứ không bán cho giống cái.
Lão-phu lại phong văn rằng nhà Hán đem hủy-hoại cả phần mộ lão- phu cùng giết cả anh em tông-tộc lão phu, cho nên có bàn riêng với chúng rằng: nay trong đã không vẻ-vang với nhà Hán, ngoài lại không có gì hơn được nước Ngô, cậy có xưng đế-hiệu; mà chẳng qua tự đế nước mình, không dám hại gì thiên-hạ.
Cao-hậu nghe thấy thế, lấy làm tức giận, đem tước bộ sổ Nam-Việt đi, không cho thông sứ, lão phu trộm nghĩ rằng hẳn vì Trường-sa-vương gièm pha, cho nên Lão-phu có đem binh đánh.
Lão-phu ở đất Việt đã bốn mươi chín năm nay , bây giờ đã có cháu rồi, nhưng mà sớm khuya trằn-trọc, ăn không ngon, ngủ không yên, mắt không dám trông sắc đẹp, tai không dám nghe đàn vui, là chỉ vì cớ không được phụng thờ nhà Hán. Nay nhờ bệ -hạ đoái thương, cho phục lại hiệu cũ, thông sứ như xưa, lão-phu nhờ ơn, dẫu chết xương cũng không nát.
Vậy xin cải hiệu từ đây, và xin có cống-phẩm phụng-hiến Hoàng-đế bệ-hạ."
Từ khi Triệu Vũ-Vương chịu bỏ đế-hiệu, Nam Bắc lại giao thông hòa hiếu không có điều gì nữa.
Năm giáp-thìn (137 trước Tây-lịch), Triệu Vũ-Vương mất. Sử chép rằng ngài thọ được 121 tuổi và làm vua được hơn 70 năm.
Triệu Văn-vương vốn là người tầm thường, tính khí nhu nhược, không được như Triệu Vũ-vương. Khi mới lên làm vua được hai năm, thì vua Mân-Việt (tỉnh Phúc-kiến bây giờ) đem quân sang đánh phá ở chỗ biên thùy nước Nam-việt. Triệu Văn-vương không dám cử binh-mã ra chống cự, sai sứ sang cầu cứu bên Hán-triều.
Vua nhà Hán sai Vương Khôi và Hàn-An-Quốc Hán đến nơi, bèn bắt Quốc-vương giết đi, đưa đầu nộp cho quan nhà Hán, và xin hàng. Mân-việt đã bình rồi vua nhà Hán sai Trang Trợ sang dụ Triệu Văn-Vương vào chầu, nhưng mà đình-thần xin đừng đi, bèn cho thái tử là Anh Tề đi thay.
Anh Tề ở bên Hán-Triều mười năm, đến năm bính-thìn (125 tr. Tây lịch) vua Văn-vương mất thì mới về nối ngôi.
Khi Anh Tề ở bên Hán có lấy vợ lẽ là Cù-thị, đẻ được một người con tên là Hưng. Đến khi về làm vua Nam-việt, Minh Vương lập Cù-thị lên làm hoàng-hậu và Hưng làm Thái-tử.
Bấy giờ vua nhà Hán cho An-quốc Thiếu Quí sang dụ Nam-Việt về chầu. Thiếu Quí nguyên là tình-nhân của Cù-thị lúc trước, đến khi sang Nam- Việt gặp nhau, lại tư thông với nhau rồi dỗ-dành Ai-vương đem nước Nam- việt về dâng nhà Hán.
Khi Cù-thị và Ai-vương đã định về Hán-triều, thì có quan Tể-tướng là Lữ Gia, biết rõ tình-ý, đã can-ngăn mãi không được, mới truyền hịch đi mọi nơi nói rằng vua và Cù-thái-hậu sắp đem nước dâng cho nhà Hán; rồi Lữ Gia cùng với mấy người đại thần đem quân cấm-binh vào giết sứ nhà Hán, Cù- Thị và Ai-Vương. Đoạn rồi tôn Kiến Đức lên làm vua. Kiến Đức là con trưởng của Minh-Vương mẹ là người Nam-Việt làm vua.
Kiến Đức lên làm vua, tức là Dương-Vương. Dương-Vương mới lên làm vua được độ một năm thì vua Vũ- đế nhà Hán sai Phục-ba tướng-quân là Lộ- Bác-Đức và Dương Bộc đem 5 đạo quân sang đánh lấy Nam-Việt. Quan Thái-phó Lữ Gia ra chống cự không nổi, phải đem Dương-Vương chạy. Quân nhà Hán đuổi theo bắt được, vua tôi đều bị hại cả. Năm ấy là năm canh-ngọ (111 tr. Tây-lịch), nước Nam bị người Tàu chiếm lấy, cải là Giao-chỉ-bộ, chia ra làm 9 quận, và đặt quan cai- trị như các châu quận bên Tàu vậy.
Phần 2: Thượng Cổ Thời Đại
Phần 3: Bắc-Thuộc Thời-Đại
Phần 4: Từ nhà Ngô (931) tới nhà Hậu Trần (1414)
Phần 5:Từ thuộc nhà Minh (1414) đến đầu nhà Mạc (1527)
Phần 6: Thời Kỳ Nam Bắc Phân Tranh (1528-1802)
Phần 7 Thời nhà Nguyễn (1802 - 1865)
Phần 8 Thời Pháp thuộc